Thủ tục xuất khẩu gỗ ván lạng mới nhất 2024

5/5 - (1 vote)

Gỗ ván lạng là gì? Ưu điểm khi sử dụng gỗ ván lạng là gì? Để xuất khẩu gỗ ván lạng doanh nghiệp cần chuẩn bị những chứng từ gì? Mã số HS của gỗ ván lạng là bao nhiêu? Có được xuất khẩu gỗ ván lạng hay không? Để giải đáp những câu hỏi trên hãy cùng khám phá thông qua bài viết do Vncomex tổng hợp dưới đây nhé!

Gỗ ván lạng là gì?

Gỗ ván lạng còn được biết đến tên gọi là Veneer. Gỗ ván lạng là những tấm ván rất mỏng được lột ra từ những cây gỗ tròn tự nhiên có độ dày trung bình từ 0.3mm-0.6 mm và sẽ không vượt quá 3mm (1/8 inch)

xuất khẩu gỗ ván lạng
Gỗ ván lạng chuẩn bị xuất khẩu

Gỗ ván lạng thường được dùng để trang trí nội thất xe oto hoặc các dụng cụ âm nhạc như đàn guitar, hay đàn violin….

Tại Việt Nam gỗ ván lạng thường được dùng để sản xuất đồ nội thất hoặc phục vụ cho việc dán sàn gỗ công nghiệp như: MDF, MFC, Plywood, gỗ tạp, gỗ dăm hoặc gỗ ghép….

>>> Xem thêm : Xuất khẩu gỗ sồi cần những quy định như thế nào ?

Ưu điểm của gỗ ván lạng

  • Giá thành phù hợp
  • Bề mặt gỗ sáng bóng
  • Không xuất hiện tình trạng cong vênh mối mọt
  • Dễ dàng điều chỉnh sắp xếp ghép vân để tạo ra sản phẩm chất lượng cao
  • Sản phẩm thân thiện với môi trường

Tiềm năng xuất khẩu gỗ ván lạng

Hiện nay gỗ ván lạng của Việt Nam đã đang và được xuất khẩu đi rất nhiều nước trên thế giới có yêu cầu khắt khe và nghiêm ngặt như: EU, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc.

Theo báo cáo thống kê của tổng Cục Lâm Nghiệp chỉ trong 7 tháng đầu năm 2019 sản lượng xuất khẩu gỗ ván lạng của Việt Nam đạt 6,047 tỷ USD tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2018.

Những quy định chung khi xuất khẩu gỗ ván lạng

Tại điều 7 và điều 8 mục 1 trong thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT được ban hành bởi bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn vào ngày 12/02/2015 với những quy định cùng hướng dẫn về việc cấm xuất khẩu cũng như xuất khẩu hàng hóa có điều kiện và giấy phép xuất khẩu như sau:

“Điều 7. Cấm xuất khẩu

Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau:

1. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước.

2. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

“Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép

1. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

2. Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

3. Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.”

Theo quy định của thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT mặt hàng gỗ ván lạng không thuộc danh mục bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu. Do đó doanh nghiệp có thể xuất khẩu gỗ ván lạng theo những quy định hiện hành của pháp luật.

Cơ sở pháp lý khi xuất khẩu gỗ ván lạng

Nhằm đảm bảo việc xuất khẩu gỗ ván lạng diễn ra thuận lợi doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định cũng như thông tư nghị định dưới đây.

– Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Quy định hồ sơ lâm sản được phép xuất khẩu

– Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Đã được sửa đổi bổ sung từ thông tư về hồ sơ lâm sản

– Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản

– Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: Công bố mã số HS của hàng hóa khi xuất khẩu và nhập khẩu do bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn quản lý

Mã số HS của gỗ ván lạng

Vì gỗ ván lạng có nguồn gốc từ nhiều loại gỗ khác nhau nên sẽ có mã số HS khác nhau

  • Mã số HS của gỗ ván lạng được làm từ gỗ keo là: 44083990
  • Mã số HS của gỗ ván lạng được làm từ gỗ bạch đàn là: 44089090
  • Mã số HS của gỗ ván lạng được làm từ gỗ cao su làm lớp mặt là: 44081090

Theo biểu thuế xuất nhập khẩu hàng hóa ban hành năm 2021 thì mặt hàng gỗ ván lạng khi xuất khẩu có thuế xuất là 10%
Do đó doanh nghiệp khi xuất khẩu gỗ ván lạng sẽ phải nộp thuế xuất khẩu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tư vấn hồ sơ thủ tục xuất khẩu bột gỗ mới nhất ?

Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu

Hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp xuất khẩu gỗ ván lạng cần chuẩn bị bao gồm những chứng từ dưới đây là:

– Hợp đồng mua bán quốc tế – Sales Contract (nếu có)
– Hóa đơn thương mại- Commercial Invoice
– Phiếu đóng gói hàng hóa- Packing List
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
– Hợp đồng ký với chủ rừng / chủ xưởng khai thác về việc mua bán gỗ ván lạng
– Giấy kiểm dịch thực vật
– Giấy hun trùng
– Giấy vận đơn- Bill of Lading

Giấy chứng nhận hun trùng

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận hun trùng khi xuất khẩu gỗ ván lạng bao gồm chứng từ sau:

– Vận đơn đường biển
– Hóa đơn thương mại
– Bảng kê chi tiết hàng hóa (Packing list)
– Hồ sơ hải quan xuất khẩu gỗ xẻ thanh

Bài viết trên đây Vncomex đã tổng hợp đầy đủ các thông tin cần thiết cho doanh nghiệp khi xuất khẩu gỗ ván lạng. Theo dõi Vncomex thường xuyên để luôn cập nhập những quy định mới nhất về việc xuất khẩu hàng hóa nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục