Quy trình xuất khẩu tôm sang thị trường nước ngoài 2024

2.3/5 - (3 votes)

    Tôm là hải sản có chứa hàm lượng protein cao và nhiều vitamin, canxi và nhiều khoáng chất tốt cho cơ thể. Chính vì vậy nên tôm luôn là loại thực phẩm được yêu thích chọn lựa trong và ngoài nước. Do đó sản lượng tôm xuất khẩu của Việt Nam những năm gần đây luôn đạt mức tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu tôm sang thị trường nước ngoài nhiều doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn như: Thủ tục xuất khẩu tôm ra sao? Hồ sơ xuất khẩu tôm gồm những gì? Khi xuất khẩu tôm doanh nghiệp cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Bài viết dưới đây Vncomex sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp chi tiết những vấn đề liên quan đến việc xuất khẩu tôm. Hãy cùng đón đọc nhé!

Tiềm năng xuất khẩu tôm

Theo báo cáo thống kê của Hiệp hội Chế Biến và Xuất khẩu Thủy Sản Việt Nam chỉ trong năm 2021 sản lượng tôm xuất khẩu đạt hơn 3,9 tỷ USD tăng hơn 4% so với cùng kỳ năm 2020. Chỉ trong năm 2021 đã có hơn 500 doanh nghiệp xuất khẩu tôm đến 103 thị trường trên thế giới. Những thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam đó là: Mĩ, EU, Châu Âu, Trung Quốc, Anh…

xuất khẩu tôm
Năm 2021 sản lượng tôm xuất khẩu đạt hơn 3,9 tỷ USD

2 tháng đầu năm 2022 tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản của cả nước đã đạt hơn 1,5 tỷ USD. Mặt hàng tôm xuất khẩu chiếm 36,5% (đạt 550,4 triệu USD). Dự kiến trong năm 2022 sẽ mở rộng diện tích nuôi tôm đạt 750.000 ha, sản lượng tôm các loại 980.000 tấn. Từ đó sẽ dự đoán sản lượng kim ngạch xuất khẩu tôm sẽ vượt mốc 4 tỷ USD và tăng từ 10-12% để mang về nguồn ngoại tệ và việc làm cho người dân và doanh nghiệp.

Mã HS của tôm xuất khẩu

 

Tôm biển các loại, tôm hùm 03061100
Tôm hùm 03061200

Quy trình xuất khẩu tôm

Doanh nghiệp khi muốn xuất khẩu tôm sang thị trường nước ngoài cần nắm rõ quy trình dưới đây:

Đăng ký kiểm dịch

Xuất khẩu tôm doanh nghiệp cần phải làm thủ tục đăng ký kiểm dịch và nhận giấy chứng nhận cho lô hàng xuất khẩu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền

xuất khẩu tôm
Công nhân đang sơ chế tôm xuất khẩu

Đăng ký đơn vị vận chuyển

Doanh nghiệp xuất khẩu tôm cần liên hệ với đại lý vận chuyển để làm thủ tục vận chuyển hàng hóa đến đúng địa điểm yêu cầu của khách hàng

Khai báo hải quan

Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận kiểm dịch doanh nghiệp cần phải khai báo hải quan. Bộ hồ sơ hải quan sẽ bao gồm những giấy tờ sau:

– Bill, Invoice, Packing list
– Giấy chứng nhận kiểm dịch
– C/O (nếu có)
– Tờ khai hải quan
– Shipping mark

xuất khẩu tôm
Mã HS của tôm khi xuất khẩu

Khi doanh nghiệp đã khai báo hải quan xong thì hệ thống hải quan sẽ tự động phân luồng: Luồng xanh, luồng vàng, luồng đỏ
Mỗi tờ khai hải quan doanh nghiệp sẽ được khai báo tối đa 50 mặt hàng

>>> Xem thêm : Tổng hợp hồ sơ cần thiết khi xuất khẩu cá mực ?

Cơ quan hải quan sẽ cử cán bộ kiểm tra trực tiếp lô hàng thực tế cũng như hồ sơ hải quan. Nếu hàng hóa thực tế và hồ sơ hải quan chính xác doanh nghiệp xuất khẩu tôm sẽ được đưa hàng của mình để bảo quản và xuất khẩu.

Đưa tôm xuất khẩu vào kho lưu trữ

Cho tôm xuất khẩu vào kho lưu trữ theo chỉ dẫn của đơn vị vận chuyển. Nếu hàng hóa được vận chuyển bằng đường hàng không sẽ có quy định riêng về trọng lượng cho phép vận chuyển, quy định đóng gói bao bì.

Đơn hàng sẽ phải ghi rõ đầy đủ thông tin đối tác nhận hàng. Sau khi đã hoàn thiện đầy đủ các chứng từ liên quan tôm sẽ được cân và đóng gói bảo quản để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

xuất khẩu tôm
Người dân thu hoạch tôm xuất khẩu

Gửi bản mền các giấy tờ theo mặt hàng xuất khẩu.

Doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng sẽ phải gửi cho đối tác các chứng từ như:

– Hóa đơn- Invoice
– Phiếu đóng gói hàng- Packing list
– Giấy chứng nhận kiểm dịch
– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O
– Tờ khai hải quan
– Nhãn hiệu vận chuyển- Shipping mark
– Hình ảnh lô hàng

Theo dõi lịch trình di chuyển

Để theo dõi lịch trình di chuyển của lô hàng xuất khẩu doanh nghiệp có thể truy cập vào trang web của đối tác. Thông qua đó doanh nghiệp có thể biết được hàng hóa của mình đang ở đâu? Thời gian vận chuyển hàng đến đối tác có bị thay đổi gì hay không? Nếu lịch trình đơn hàng có sự thay đổi sẽ thông báo cho đối tác nắm rõ. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cập nhật quy định về việc xuất khẩu đá vôi mới nhất ?

Tiến hành thanh toán với đối tác

Dựa trên thỏa thuận của hợp đồng đã ký kết giữa 2 bên, thông qua đó đối tác nhập khẩu mặt hàng tôm sẽ chuyển khoản đầy đủ tiền hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu. Trong trường hợp nếu xảy ra bất kỳ phát sinh nào như: thiếu số lượng tôm, chất lượng tôm xuất khẩu không đạt tiêu chuẩn, tôm bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển… đối tác sẽ khiếu nại ngay lập tức. Tuy nhiên nhằm đảm bảo quyền lợi giữa bên mua và bên bán trong quá trình soạn thảo và ký kết hợp đồng cần kiểm tra kỹ càng nhằm tránh những sai phạm đáng tiếc của cả 2 bên.

Hy vọng thông qua bài viết về thủ tục xuất khẩu tômVncomex đã tổng hợp sẽ giúp ích cho doanh nghiệp. Từ đó doanh nghiệp sẽ có định hướng trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu cũng như kế hoạch khai thác và nuôi tôm hợp lý để  mang lại nguồn lợi kinh tế tốt nhất. Nếu trong quá trình xuất khẩu tôm doanh nghiệp còn khúc mắc bất kỳ điều gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp hoàn toàn Miễn Phí nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục