Tinh dầu và thủ tục xuất khẩu tinh dầu mà doanh nghiệp cần biết

5/5 - (1 vote)

Tinh dầu là gì? Công dụng của tinh dầu?

Tinh dầu là một dạng chất lỏng có chứa các hợp chất tạo mùi thơm. Đặc tính của chúng là dễ bay hơi, được chiết xuất bằng nhiều phương pháp khác nhau, chủ yếu là từ thực vật: Lá cây, thân cây, hoa, vỏ cây, rễ cây,… 

Xuất khẩu tinh dầu
Tinh dầu có những tác dụng nhất định đối với sức khoẻ và đời sống

Tinh dầu có những tác dụng nhất định đối với sức khỏe và đời sống, cụ thể:

  • Hỗ trợ cân bằng hormone
  • Hỗ trợ tăng khả năng miễn dịch, chống nhiễm trùng
  • Hỗ trợ tăng cường hệ tiêu hóa
  • Bổ sung năng lượng, tinh thần thư giãn
  • Hỗ trợ cải thiện chức năng của não
  • Giảm căng thẳng, ức chế
  • Cải thiện giấc ngủ
  • Làm tươi mới không gian sống

Ngoài ra tinh dầu còn có nhiều công dụng đối với việc làm đẹp: 

  • Hỗ trợ chăm sóc da và tóc: Tinh dầu có khả năng thẩm thấu tốt, dưỡng da mềm và sáng. Tinh dầu cũng là dưỡng chất tốt, có thể nuôi dưỡng ngọn tóc, phục hồi hư tổn, kích thích mọc tóc,…
  • Hỗ trợ giảm cân: Một số loại tinh dầu như tinh dầu bưởi có thể tăng cường khả năng trao đổi chất, chuyển hóa năng lượng cho cơ thể, kiềm chế cơn thèm ăn…

Xuất khẩu tinh dầu và những điều cần biết

Với những công dụng tuyệt vời đó, tinh dầu đang ngày càng được ưa chuộng, trở thành vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Tới nay, tinh dầu đã phổ biến hơn bao giờ hết, thậm chí được xuất khẩu ra nhiều quốc gia khác nhau. vncomex sẽ giới thiệu về điều kiện để xuất khẩu tinh dầu. 

Tinh dầu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu (theo Luật Quản lý ngoại thương và Phụ lục I Nghị định 69/2018/NĐ-CP). Vậy nên, các doanh nghiệp có thể xuất khẩu tinh dầu bình thường. 

Xuất khẩu tinh dầu
Tinh dầu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu

Tinh dầu thường được chia thành 2 loại chính:

– Tinh dầu dùng trong mỹ phẩm, chăm sóc sắc đẹp: tinh dầu thơm, tinh dầu dưỡng tóc, tinh dầu dùng để dưỡng da,…

– Tinh dầu dùng trong ngành thực phẩm, chế biến thực phẩm: Tinh dầu bưởi, tinh chất vani,…thường được dùng để tạo mùi, tạo hương cho thực phẩm.

Với 2 loại tinh dầu này sẽ có các điều kiện xuất khẩu tinh dầu khác nhau. Doanh nghiệp cần xác định loại tinh dầu tương ứng với chức năng, công dụng để từ đó biết các điều kiện xuất khẩu tinh dầu phù hợp cho sản phẩm của mình. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tiềm năng xuất khẩu macca – Nữ hoàng của các loại hạt khô

Xuất khẩu tinh dầu

Tinh dầu dùng trong lĩnh vực mỹ phẩm: Nằm trong danh mục xuất khẩu hàng hóa cần có giấy phép, điều kiện,…. thuộc quản lý của Bộ Y Tế. Doanh nghiệp cần lưu ý sản phẩm tinh dầu phải đáp ứng điều kiện theo công bố tiêu chuẩn của bộ Y Tế trước khi mang đi xuất khẩu. 

Đối với tinh dầu được sử dụng trong ngành thực phẩm thì trước khi xuất khẩu tinh dầu cũng phải đăng ký kiểm tra chất lượng tinh dầu. Sau khi đạt đủ điều kiện, sản phẩm tinh dầu mới được cấp giấy xác nhận, rồi tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan để xuất khẩu tinh dầu.

>>> Xem thêm : Thủ tục xuất khẩu bột mì ?

Các bước thực hiện thủ tục xuất khẩu tinh dầu

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ hải quan

Hồ sơ hải quan để xuất khẩu tinh dầu gồm có:

– Tờ khai hải quan đúng mẫu theo quy định tại mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC. Nếu thực hiện khai trên tờ khai hải quan giấy, sau khi người khai hoàn thành thì phải nộp 02 bản chính tờ khai hải quan theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC

– 01 bản chụp hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán;

– 01 bản chính giấy xác nhận thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu (đối với tinh dầu trong lĩnh vực thực phẩm);

– 01 bản chính giấy công bố tiêu chuẩn (áp dụng với tinh dầu trong lĩnh vực mỹ phẩm)

– 01 bản chụp chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu tinh dầu theo quy định của pháp luật về đầu tư khi làm thủ tục xuất khẩu lô hàng đầu tiên;

– Hợp đồng ủy thác chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đã có đủ điều kiện xuất khẩu tinh dầu theo quy định của pháp luật Việt Nam. 

Bước 2: Đăng ký khai hải quan tại 

  • Chi cục Hải quan trên địa bàn nơi doanh nghiệp có trụ sở/ cơ sở sản xuất
  • Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu 
  • Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng

Bước 3: Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra tờ khai hải quan 

Nếu sản phẩm/ lô hàng không đáp ứng được đủ các điều kiện thì cơ quan hải quan sẽ không chấp nhận đăng ký tờ khai hải quan và phản hồi lý do cho người khai hải quan. 

Nếu doanh nghiệp khai hải quan trên tờ khai hải quan giấy, công chức hải quan có trách nhiệm kiểm tra kỹ các điều kiện đăng ký trong tờ khai hải quan và các giấy tờ khác thuộc bộ hồ sơ hải quan. 

Bước 4:  Phân luồng tờ khai

Bước 5: Thông quan tinh dầu

Các thủ tục nhập khẩu tinh dầu và xuất khẩu tinh dầu về cơ bản cũng như các mặt hàng thương mại khác . Tuy nhiên, vì tinh dầu thường được sử dụng trong thực phẩm/ mỹ phẩm nên các doanh nghiệp cần lưu ý thêm về các loại giấy tờ kiểm định chất lượng trước khi xuất khẩu tinh dầu ra nước ngoài. Hy vọng, bài viết của Vncomex đã giúp các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan về xuất khẩu tinh dầu.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục