[Hướng dẫn] Thủ tục xuất khẩu sầu riêng chi tiết năm 2024

5/5 - (1 vote)

  Nhu cầu tiêu thụ sầu riêng trên thế giới những năm gần đây rất cao chính vì vậy diện tích trồng gỗ sầu riêng luôn được người dân mở rộng. Sầu riêng xuất khẩu chiếm tỷ trọng cao mang lại nguồn thu nhập lớn cho người dân. Tuy nhiên để xuất khẩu sầu riêng sang thị trường nước bạn doanh nghiệp Việt Nam cần chuẩn bị những giấy tờ, chứng từ gì, thuế phí của mặt hàng sầu riêng là bao nhiêu? Bài viết dưới đây vncomex sẽ chia sẻ cho doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh có thêm kinh nghiệm về kiến thức xuất nhập khẩu để có kế hoạch xuất khẩu sầu riêng sang nước bạn nhé!

Xuất khẩu sầu riêng
Người dân thu hoạch sầu riêng

Tổng quan về trái sầu riêng

Sầu riêng có tên tiếng anh là Durian, tên khoa học là Durio zibethinus. Đông Nam Á là khu vực có diện tích trồng sầu riêng lớn nhất trên toàn thế giới, trong đó Việt Nam, Thái Lan, và Malaysia là những nước có sản lượng sầu xuất khẩu lớn.

Xuất khẩu sầu riêng
Sầu riêng mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người dân

Cây sầu riêng trưởng thành có chiều cao lên tới 40m lá cây màu xanh mọc đối xứng hình elip. Hoa của cây sầu riêng sẽ mọc thành chùm lớn phân bố trên thân hoặc cành của cây. Khi chín sầu riêng có mùi rất ấn tượng vỏ rất nhiều gai và cứng. Khi chín trái sầu riêng sẽ cho cơm màu vàng bao quanh hạt cứng, mỗi quả sẽ có từ 2-6 múi.

>>> Xem thêm :Thủ tục Xuất khẩu sả tươi sang thị trường nước ngoài ?

Phân loại giống sầu riêng

Hiện nay tại Việt Nam có những giống sầu riêng được trồng phổ biến như:

  • Sầu riêng 6 ri: Là giống sầu hình bầu dục phần đáy của quả khá hẹp vỏ khá mỏng khi chín sẽ cho cơm vàng hạt lép vị ngọt sắc và mùi thơm đặc trưng.
  • Sầu riêng chuồng bò: So với sầu riêng ri 6 thì sầu chuồng bò có kích thước khá nhỏ, hơi bầu, vỏ màu xanh gai to, cơm màu vàng nhạt hơn ri 6 hạt to nhưng cơm ăn rất mềm và béo ngậy.
  • Sầu riêng khổ qua: Tại Việt Nam có 2 loại sầu riêng khổ qua xanh và sầu riêng khổ qua vàng. Tuy nhiên năng suất của sầu riêng khổ qua xanh sẽ cho năng suất cao hơn cơm mềm ngon hơn nên được trồng với diện tích nhiều hơn.
Xuất khẩu sầu riêng
Sầu riêng ri 6
  • Sầu riêng Monthong Thái Lan: Quả sầu có hình dáng giống quả trứng hoặc hình chữ nhật, gai khá dày khi chín có màu ghi hoặc màu xanh. Cơm sầu thái Monthong có mùi thơm nhẹ, màu vàng nhạt nhiều thịt và rất ráo cơm nên được người tiêu dùng yêu thích chọn lựa.
  • Sầu riêng Cái Mơn: là loại sầu có nguồn gốc từ Campuchia. Trái sầu này có kích thước khá bé vỏ mỏng xanh ngắt gai thưa. Cơm có màu vàng nhạt màu mỡ gà hạt rất nhỏ có múi còn không có hạt, vị béo đậm đà.

Mã HS của sầu riêng

Trong danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu thì sầu riêng không thuộc danh mục đó do đó mặt hàng này có thể xuất khẩu thông thường. Theo điều 1 của thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT được ban hành vào ngày 05/09/2014 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn những mặt hàng như rau củ quả thuộc danh mục vật thể cần kiểm dịch thực vật. Do đó trước khi xuất khẩu sầu riêng doanh nghiệp cần phải chuẩn bị các thủ tục xuất khẩu cũng như giấy kiểm dịch cho tất cả lô hàng.

  • Mã HS của sầu riêng khi xuất khẩu là: 08106000

Xuất khẩu sầu riêng

Chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Hàng hóa khi xuất khẩu nhà nước Việt Nam không có yêu cầu hay quy định làm giấy chứng nhận xuất xứ “Made in Vietnam”. Tuy nhiên có một số quốc gia vẫn có những quy định, yêu cầu doanh nghiệp nhà xuất khẩu phải có giấy chứng nhận xuất xứ.

 

 

 

xuất khẩu sầu riêng
Hoa của cây sầu riêng

Chứng từ khai báo hải quan

Khi xuất khẩu sầu riêng doanh nghiệp cần chuẩn bị những chứng từ khai báo cho hải quan như:

– Invoice (Hóa đơn thương mại)
– Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
– Bill Of Lading (Vận đơn)
– Sales Contract (Hợp đồng thương mại)
– Kiểm dịch thực vật (Phytosanitary Certificate).

Tuy nhiên để tránh gặp phải tình trạng thất lạc hàng hóa, tìm kiếm hàng hóa đơn giản dễ dàng, thủ tục hải quan thuận lợi, doanh nghiệp nên dán shipping mark lên từng kiện hàng. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm quy trình xuất khẩu bí đỏ .

Những loại thuế khi xuất khẩu sầu riêng

– Thuế VAT: Hiện nay thuế VAT khi xuất khẩu đang được áp dụng là 0%

– Thuế xuất khẩu: Vì sầu riêng không nằm trong danh mục các mặt hàng phải chịu thuế khi xuất khẩu nên khi xuất khẩu sầu riêng doanh nghiệp xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu.

Xuất khẩu sầu riêng

Thủ tục xuất khẩu sầu riêng

Trước khi xuất khẩu sầu riêng sang nước bạn doanh nghiệp cần làm rõ chính sách nhập khẩu của nước đó. Nếu sản phẩm mình xuất khẩu được phép nhập khẩu thì doanh nghiệp cần tiến hành các bước sau để làm thủ tục xuất khẩu sầu riêng:

– Kiểm tra chất lượng sầu riêng có đạt tiêu chuẩn xuất khẩu: trọng lượng, kích thước, màu sắc, chất lượng sản phẩm, thời gian thu hoạch….
– Thực hiện việc hun trùng chiếu xạ, cho từng lô hàng khi xuất khẩu
– Nhằm đảm bảo chất lượng khi xuất khẩu sầu riêng cần phải làm thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật.
– Quy cách đóng gói sắp xếp có đúng với quy định hay không nhằm đảm bảo chất lượng sầu trong quá trình vận chuyển đến tay người tiêu dùng.

Những lưu ý và tiêu chuẩn xuất khẩu sầu riêng

– Sầu riêng là một trong những trái cây rất dễ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển. Do đó trong quá trình bốc dỡ hàng hóa đơn vị vận tải cần phải lưu ý và dán tem phân loại hàng hóa đặc biệt cần nhẹ tay.
– Khi đóng gói sầu riêng không được đóng gói quá nhiều sẽ gây hư hỏng trái sầu.
– Mùi hương của trái sầu riêng rất đặc trưng nên không được để sầu riêng cùng với những mặt hàng khác sẽ rất dễ ám mùi.
– Để tránh bị hư hỏng cần bọc sầu riêng kỹ càng.

Trong quá trình làm thủ tục xuất khẩu sầu riêng chắc chắn sẽ có rất nhiều vấn đề phát sinh. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vncomex sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc để việc xuất khẩu diễn ra nhanh chóng và thuận tiện nhất. Nếu các bạn cần giúp đỡ hãy để lại lời nhắn chúng tôi sẽ giúp đỡ bạn hoàn toàn MIỄN PHÍ nhé!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục