Tổng quan về xuất khẩu giầy ở Việt Nam

5/5 - (1 vote)

  Ngành giày dép ở Việt Nam đang có xu hướng tăng trưởng cao, đáp ứng nhu cầu sử dụng cho cả thị trường trong và ngoài nước. Xuất khẩu giầy ở Việt Nam cũng không có yêu cầu về chính sách gì đặc biệt. Để biết thêm về thủ tục xuất khẩu giầy, Vncomex sẽ giới thiệu qua bài viết dưới đây.

Sản phẩm giầy Việt Nam là gì?

Trong những năm qua, ngành công nghiệp da giầy Việt Nam đang phát triển nhanh và được xem là một trong những mặt hàng chính góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam.

Xuất khẩu giầy là một trong 3 ngành đem lại kim ngạch xuất khẩu lớn nhất hiện nay sau dầu thô và dệt may. Ngành hàng này thậm chí còn chiếm trên 10% tổng kim ngạch xuất khẩu. Với khoảng 240 doanh nghiệp đang hoạt động, ngành da giầy đang trở thành một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thu hút khoảng hơn 500.000 lao động. 

Điểm yếu của các công ty da giầy Việt Nam là chưa có sự định hướng rõ rệt, chưa tạo được dấu ấn riêng cho thương hiệu của mình. Từ đó, dẫn đến việc người tiêu dùng có nhận thức khá mơ hồ về thương hiệu. Trong khi giầy trong nước chỉ “quanh quẩn” với ba màu da chủ đạo là nâu, đen hoặc nửa nâu nửa đen thì các thị trường khác đã  làm ra sản phẩm giầy giả da simili “tha hồ phối màu, muốn màu nào cũng có”.

xuất khẩu giầy
Điểm yếu của các công ty da giầy Việt Nam có lẽ là chưa có sự định hướng rõ rệt

Khi giải được bài toán giá cả thì các doanh nghiệp giầy cũng cần phải giải quyết được vấn đề về mẫu mã, không có nguồn nguyên phụ liệu tự túc, hoàn toàn phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Ngoài ra quy trình cập nhật xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động cũng cần được quan tâm bởi nó sẽ giúp bạn biết thêm thông tin cũng như tạo điều kiện xuất khẩu một cách thuận lợi.

Tiềm năng xuất khẩu của ngành da giầy

Hiện sản phẩm da giày và các doanh nghiệp trong ngành đều duy trì được vị thế trên thị trường quốc tế. Đó là nhờ lợi thế cạnh tranh tại các thị trường truyền thống như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc…

Cơ hội để mở rộng sang các thị trường mới nổi cũng rất lớn, đặc biệt là thị trường khu vực châu Mỹ. 

>>> Xem thêm : Xuất khẩu jeans và những thủ tục mà bạn cần nắm rõ ?

Cùng với việc xuất khẩu giầy, các doanh nghiệp trong nước đã đầu tư về cả tiền bạc lẫn chất xám để tạo ra được những bộ sưu tập, thiết kế riêng của mình. Từ đó, đem đến những sản phẩm chất lượng hơn để chào hàng cho đối tác nước ngoài, họ không còn phụ thuộc vào đơn đặt hàng nữa. 

Đáng lưu ý hơn cả là theo các chuyên gia kinh tế dự báo, cơ hội đang rộng mở cho ngành xuất khẩu giầy Việt Nam khi hiệp định EVFTA có hiệu lực. Hàng rào hàng rào thuế quan dần được gỡ bỏ và nhất là sự chuyển giao công nghệ từ châu Âu cùng với cơ hội nhập khẩu nguồn nguyên vật liệu đầu vào chất lượng… tạo nên khả năng cạnh tranh cao cho mặt hàng này. 

xuất khẩu giầy
Cơ hội đang rộng mở cho ngành xuất khẩu giầy Việt Nam khi hiệp định EVFTA có hiệu lực

Về thủ tục xuất khẩu các mặt hàng da giầy

Doanh nghiệp khi xuất khẩu giầy lưu ý về những quy định của pháp luật cũng như hồ sơ, chứng từ cần thiết khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngoài.

Giấy phép xuất khẩu giầy

Giày dép không phải mặt hàng cấm xuất khẩu, vì vậy thủ tục xuất khẩu giầy cũng giống như các mặt hàng thông thường khác. Tuy nhiên, cần bổ sung hợp đồng gia công để khai báo với hải quan. Đối với mặt hàng là giày da thật thì nên xem da động vật gì có thuộc danh mục bị cấm hay không.

>>> Tham khảo : Xuất khẩu bít tất cần những thủ tục gì ?

Các chứng từ cần thiết để xuất khẩu giầy:

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of original) 

– Hợp đồng thương mại (Sales contract)

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

– Vận đơn (Bill of lading) 

  • Các chứng từ liên quan khác                                                                                                               

Một số trường hợp, người mua yêu cầu bên xuất khẩu làm chứng nhận xuất xứ. Với các đối tác ở thị trường đã ký hiệp định thương mại tự do với Việt Nam thì có thể yêu cầu làm chứng nhận xuất xứ theo form trong hiệp định thương mại tự do tương ứng. Như vậy, người mua sẽ được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt.  Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tiềm năng xuất khẩu quần của Việt Nam trong những năm gần đây ?

xuất khẩu giầy
Giày dép không phải mặt hàng cấm xuất khẩu, vì vậy thủ tục xuất khẩu giầy cũng giống như các mặt hàng thông thường khác

Thuế suất xuất khẩu giầy

Để biết mức thuế suất phải nộp, doanh nghiệp xác định mã HS của mặt hàng giầy. Có thể tham khảo một số HS code ngành hàng giày dép như sau:

  • 6401: Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự.
  • 6402: Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic.
  • 6403: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc.
  • 6404: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt.
  • 6405: Giày, dép khác.

Thuế VAT: 0 %

Thuế xuất khẩu giầy: giày dép không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu, thuế suất 0%. 

Trên đây là toàn bộ những thông tin về thủ tục xuất khẩu giầy. Nếu bạn đang có nhu cầu vận chuyển, xuất khẩu giầy hãy liên hệ với Vncomex để được tư vấn và báo giá chi tiết.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục