Tìm hiểu về thủ tục, quy trình xuất khẩu gấc

5/5 - (1 vote)

  Gấc là loại quả có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người nên được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi. Tại Việt Nam gấc được trồng khá phổ biến và xuất khẩu đi nhiều nước. Cùng Vncomex tìm hiểu về thủ tục, quy trình xuất khẩu gấc thông qua bài viết dưới đây. 

Quả gấc và nguồn gốc của quả gấc

Quả gấc là một loại trái cây bản địa gốc Đông Nam Á. Cây gấc mọc trên thân leo đơn tính, chỉ ra quả một lần trong năm (tháng 12 và tháng 1). Quả gấc tròn, có nhiều gai nhỏ bao phủ toàn bộ lớp vỏ bên ngoài. Quả gấc có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người nên rất được ưa chuộng. 

xuất khẩu gấc
Quả gấc là một loại trái cây bản địa gốc Đông Nam Á

Tác dụng của gấc đối với sức khỏe con người

Quả gấc thường được sử dụng vào những dịp đặc biệt ở Việt Nam cũng như trong các loại thuốc cổ truyền ở Trung Quốc.

Quả gấc có rất ít vị, gần như là không có vị, không ngọt đi kèm với hương vị rất nhẹ và kết cấu phần thịt rất nhão. Phần vỏ bên ngoài có gai nên không ăn được mà chỉ ăn được phần thịt cùi mềm bao quanh các hạt to bên trong quả. Hạt gấc có thể ăn được nhưng phải chế biến kĩ và nó cũng là tành phần trong nhiều loại thuốc cổ truyền của Trung Quốc. 

Phần cùi gấc màu đỏ, thường được trộn với gạo nếp để tạo thành món ăn truyền thống của Việt Nam gọi là xôi gấc. Các thành phần trong gấc có thể giúp ngăn ngừa sự thiếu hụt vitamin A. Trong quả gấc cũng có chứa nhiều lycopene, một loại carotenoid thường được tìm thấy trong cà chua, có lợi cho sức khỏe, giảm các nguy cơ đột quỵ. Không những vậy, gấc còn có chứa một loại protein có tác dụng ức chế được sự phát triển của khối u ở chuột. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm quy trình xuất khẩu hạnh nhân ra nước ngoài mà doanh nghiệp nên biết.

Ngoài ra gấc cũng là một loại thực phẩm không chứa đường, có thể pha với các loại nước trái cây khác nhau, đường để có vị ngọt thơm, dễ chịu. 

xuất khẩu gấc
Ngoài ra gấc cũng là một loại thực phẩm không chứa đường, có thể pha với các loại nước trái cây khác nhau, đường để có vị ngọt thơm, dễ chịu.

Tình hình xuất khẩu gấc ở Việt Nam

Quả gấc không chỉ có công dụng tạo nên món xôi ngon mà còn có thể chữa nhiều bệnh, được ưa thích nên dần trở thành loại quả có giá trị kinh tế cao. 

Cây gấc dễ trồng, có khả năng thích ứng tốt với thổ nhưỡng ở Việt Nam. Tuy nhiên, gấc trồng tại miền Bắc sẽ cho chất lượng cao hơn các vùng khác. Lý do là vì khí hậu bốn mùa tại miền Bắc là điều kiện tốt nhất để gấc phát triển tốt nhất. Gấc trồng ở miền Trung, miền Nam có phần nhạt và  hàm lượng carotene cũng thấp hơn.

>>> Xem thêm : Quy trình xuất khẩu táo ?

Giống gấc truyền thống Việt Nam thì thường cho quả bé, cùi dày nhưng ít thịt nên lượng tinh dầu chiết xuất được ra sẽ thấp. Từ đó làm giảm giá trị kinh tế. Trong khi đó, giống gấc lai cao sản của Australia lại cho quả to, thịt nhiều, hàm lượng carotene cao nên nhiều nhà vườn Việt Nam đã chọn giống gấc lai để trồng và đưa ra thị trường. 

Sản lượng gấc ở Việt Nam khá cao, xuất khẩu vào Mỹ đạt bình quân 500 – 1.000 tấn/năm, vào Ấn Độ khoảng 11.000 tấn/năm, vào Nhật 4,2 triệu tấn/năm, vào Thái Lan khoảng 1 triệu tấn/năm, vào châu Âu khoảng trên 2 triệu tấn/năm…Những con số biết nói chứng minh gấc xuất khẩu ở Việt Nam vừa có sản lượng vừa đảm bảo chất lượng. 

xuất khẩu gấc
Những con số biết nói chứng minh gấc xuất khẩu ở Việt Nam vừa có sản lượng vừa đảm bảo chất lượng.

 Quy trình và các giấy tờ cần thiết để xuất khẩu gấc

Gấc là mặt hàng thực phẩm, có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe người tiêu dùng nên cần một số loại giấy tờ chứng nhận như sau: 

  • Giấy chứng nhận hun trùng
  • Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
  • Giấy chứng nhân an toàn thực phẩm

Các bước làm thủ tục xuất khẩu gấc Việt Nam

Bước 1:  Sắp xếp và đóng gói gấc vào container. Sau đó, tiến hành kiểm dịch thực vật và kiểm tra an toàn thực phẩm cho lô hàng gấc xuất khẩu. 

Bước 2: Thực hiện hun trùng cho gấc trong container

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ, các chứng từ, thủ tục hải quan liên quan cho lô hàng xuất khẩu gấc

Bước 4: Thông quan lô hàng xuất khẩu gấc. Sau đó, chuẩn bị hồ sơ, chứng từ cần thiết gửi cho bên mua hàng, bên nhập khẩu gấc. 

Để xuất khẩu gấc đi nước ngoài, các doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục thông quan cần thiết như sau:

  • Invoice – Hóa đơn mua bán
  • Packing List – Phiếu đóng gói hàng hóa
  • Bill of Lading – Vận đơn hàng hóa
  • Phytosanitary – Giấy kiểm dịch thực vật
  • Fumi – Giấy Chứng nhận đã hun trùng 
  • C/O – Certificate of Origin – Giấy chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ của lô hàng (nếu có yêu cầu từ bên nhập khẩu, mua hàng)

Đối với cây gấc, chu trình từ trồng cho thu hoạch chỉ 6 tháng và thời gian thu hoạch trái kéo dài từ 1,5 đến 2 năm. Như vậy, chỉ cần trồng một lần, sau vụ thu hoạch chỉ cắt bỏ dây, chừa lại gốc để tiếp tục chăm sóc cho cây sinh trưởng, phát triển đến chu kỳ thu hoạch. Lợi ích kinh tế vì vậy mà cũng được tối ưu hơn. Vncomex hy vọng rằng, bài viết trên đây đã giúp cho quý bạn đọc và doanh nghiệp hiểu hơn về cây gấc cũng như quy trình xuất khẩu gấc ra nước ngoài. 

 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục