Những lưu ý khi xuất khẩu sachi

5/5 - (1 vote)

   Được biết đến như một loại “siêu thực phẩm” với nhiều chất dinh dưỡng, hạt sachi có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe và trở thành một trong những mặt hàng nông sản xuất khẩu có giá trị. Cùng tìm hiểu về hạt sachi và các quy trình thủ tục xuất khẩu sachi thông qua bài viết dưới đây của Vncomex. 

Sachi là gì? Vì sao có tên gọi sachi

Sachi là một cây thuộc họ thầu dầu, gốc Nam Mỹ (vùng rừng rậm nhiệt đới Amazon)

Cây sachi có từ thời nền văn minh Inca. Điều đó được chứng minh qua hình ảnh của giống cây sachi đã được tìm thấy trên ngôi mộ cổ xưa của người Inca trong những lần khai quật của các nhà khảo cổ học. 

Đến nay, cây sachi đã trở nên phổ biến khắp thế giới. Tuy nhiên, cây vẫn sinh trưởng và phát triển chủ yếu ở Nam Mỹ, đặc biệt là Pê ru, Cô lôm bia và Ê cua đo.

Sachi là cây dạng thân leo, bán gỗ. Quả sachi mọc quanh năm và bắt đầu thu hoạch được vào năm thứ 2. Mỗi một cây sachi có thể cho khoảng  500 hạt mỗi lần thu hoạch.

xuất khẩu sachi
Quả sachi mọc quanh năm và bắt đầu thu hoạch được vào năm thứ 2

Công dụng chính của cây sachi 

Hạt Sachi có giá trị cao bởi giá trị dinh dưỡng cao, đặc biệt là các loại axit béo không bão hòa cực kì cao. Thêm vào đó, hàm lượng omega 3 cao (lên đến 54%) hỗ trợ cho sự phát triển trí tuệ, tốt cho tim mạch, huyết áp,…

Omega 6 cũng là thành phần chính trong quả sachi với hàm lượng lên đến 35%, có tác dụng hỗ trợ các vấn đề xương khớp, huyết áp, não bộ,… Omega 9 với hàm lượng khoảng 10%. 

Dầu chiết xuất từ hạt Sachi cũng có giá trị dinh dưỡng cao nhất thế giới, cao hơn hẳn so với các loại dầu khác, thậm chí đã vượt qua dầu Oliu. 

>>> Xem thêm : Cập nhật những thủ tục xuất khẩu thảo quả ?

Tại Việt Nam, cây sachi được trồng chủ yếu ở Gia Lai, Đắk Lắk, Lâm Đồng. Sau nhiều năm nghiên cứu và thử nghiệm, bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đánh giá cây sachi hoàn toàn phù hợp để phát triển tại Việt Nam. Hơn nữa, nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước hiện nay đều rất cao nên đây hứa hẹn sẽ là loại nông sản đem lại giá trị kinh tế cao. 

xuất khẩu sachi
Sachi là loại nông sản đem lại giá trị kinh tế cao.

Thủ tục và quy trình xuất khẩu sachi

xuất khẩu sachi

Bước 1: Kiểm tra sachi có được phép nhập khẩu vào quốc gia nhập khẩu hay không

Trước khi làm các thủ tục xuất khẩu sachi, doanh nghiệp cần phải kiểm tra mặt hàng sachi có được chấp nhận tại thị trường đó hay không. Để kiểm tra, doanh nghiệp có thể hỏi trực tiếp đối tác nhập khẩu sachi hoặc có thể hỏi cơ quan hải quan về vấn đề này. Việc kiểm tra như vậy sẽ giúp doanh nghiệp lựa chọn được thị trường nhập khẩu hàng phù hợp cũng như tiết kiệm được thời gian và chi phí.

Bước 2: Thủ tục xuất khẩu sachi và kiểm dịch

Khi làm thủ tục xuất khẩu sachi, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:

– Chiếu xạ sachi

– Tiến hành kiểm dịch và xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật cho sachi

– Giấy chứng nhận sachi được trồng và thu hoạch ở vùng nguyên liệu đạt chuẩn

– Đảm bảo sachi đạt được các tiêu chí về đảm bảo quy định, chất lượng như: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ngoại hình đẹp, không sâu bệnh dập nát… Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các tiêu chuẩn xuất khẩu dưa hấu sang thị trường nước ngoài

– Đảm bảo các tiêu chuẩn đóng gói sachi

Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết để tiến hành làm thủ tục xuất khẩu sachi ra nước ngoài 

Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu sachi, thì hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau (theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

– Hóa đơn bán hàng (Bill);

– Hóa đơn đỏ (Invoice);

– Danh sách hàng (Packing list);

– Giấy chứng nhận chất lượng (CERTIFICATE OF QUALITY / QUALITY);

– Giấy chứng nhận nguồn gốc (PHYTOSANITARY);

– Giấy chứng nhận hun trùng (FUMIGATION);

– Hợp đồng thương mại xuất khẩu nông sản với đối tác nước ngoài

Các giấy tờ này phải được chi cục thực vật vùng 1,2,3,4,5 cấp phép. Doanh nghiệp khi xuất khẩu sachi lần đầu sẽ có các cán bộ chi cục đến lấy mẫu và thực hiện kiểm tra mẫu một cách nghiêm ngặt. 

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đã xuất khẩu sachi nhiều lần thì chỉ cần mang mẫu lên nộp cùng giấy tờ để đăng ký kiểm dịch. Sau đó, tiến hành đóng lệ phí kiểm dịch theo quy định chung của nhà nước.

Bước 4: Chuẩn bị giao hàng sachi xuất khẩu

Dựa theo kế hoạch sản xuất, thời gian đơn vị vận chuyển đi – đến tại cảng, đóng gói sachi vào các container và chuẩn bị sẵn sàng cho việc khai báo hải quan mà các doanh nghiệp sẽ sắp xếp kế hoạch sản xuất sao cho phù hợp. 

Bước 5: Khai báo hải quan về mặt hàng

Doanh nghiệp có thể khai báo hải quan trực tiếp tại các chi cục hải quan hoặc lựa chọn khai báo điện tử để rút ngắn thời gian chờ đợi. 

Bước 6: Thông quan

Hy vọng với những quy trình và thủ tục xuất khẩu sachivncomex vừa chia sẻ sẽ giúp doanh nghiệp có thêm những thông tin quan trọng để quy trình xuất khẩu sachi thêm thuận lợi, suôn sẻ hơn. 

 

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục