Thủ tục cấp phép khi xuất khẩu tinh bột sắn mới nhất năm 2024

5/5 - (1 vote)

Việt Nam là quốc gia nông nghiệp do đó sản lượng nông sản xuất khẩu luôn đạt ở mức khá cao, trong đó phải kể đến sản lượng tinh bột sắn xuất khẩu. Thủ tục xuất khẩu tinh bột sắn là thủ tục để doanh nghiệp có thể thuận tiện xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài. Khi xuất khẩu tinh bột sắn doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị những hồ sơ gì, thủ tục giấy tờ và quy trình ra sao? Hãy cùng vncomex tìm hiểu về quy trình xuất khẩu tinh bột sắn thông qua bài viết dưới đây nhé!

Xuất khẩu tinh bột sắn
Thủ tục khi xuất khẩu tinh bột sắn

Khái niệm tinh bột sắn

Tinh bột sắn là tên gọi ở khu vực miền Bắc, tại khu vực miền nam có tên gọi khác là tinh bột khoai mì. Tinh bột sắn được làm từ củ sắn.

Thủ tục xuất khẩu tinh bột sắn

Khi xuất khẩu tinh bột sắn sang thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần chuẩn bị giấy tờ cũng như những thông tin chi tiết dưới đây:

Bao bì nhãn mác đóng gói tinh bột sắn: Bao bì đóng gói tinh bột sắn phải có đầy đủ các thông tin như

– Đơn vị sản xuất
– Ngày sản xuất/ hạn sử dụng tinh bột sắn
– Nguồn gốc xuất xứ
– Thành phần sản phẩm
– Công dụng sử dụng tinh bột sắn
– Thông tin khác

Kiểm dịch thực vật: Tinh bột sắn xuất khẩu phải được đơn vị thẩm quyền kiểm dịch chất lượng theo yêu cầu của bến nhập khẩu. Thông thường giấy kiểm dịch thực vật này sẽ do cơ quan kiểm dịch thuộc Cục bảo vệ thực vật – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.

Tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm: Ngoài ra khi xuất khẩu tinh bột sắn cần đảm bảo tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm với những quy định nghiêm ngặt về hàm lượng SO2, kim loại nặng, tỷ lệ nấm mốc, vi khuẩn gây hại, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật….

Xuất khẩu tinh bột sắn
Tinh bột sắn được làm từ củ sắn

Giấy phép lưu hành sản phẩm tự do: Doanh nghiệp khi xuất khẩu tinh bột sắn cần phải có giấy chứng nhận lưu hành tự do viết tắt là CFS để chứng minh sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp được lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu thịt – sang thị trường Trung Quốc 2024

Giấy phép lưu hành tự do là gì?

Giấy phép lưu hành tự do – Certificate of Free Sale – CFS là giấy chứng nhận do đơn vị có thẩm quyền của nước xuất khẩu hàng hóa cấp cho doanh nghiệp khi xuất khẩu hàng hóa để chứng nhận sản phẩm hàng hóa đó được phép sản xuất và lưu hành tự do tại đất nước xuất khẩu sản phẩm. Giấy chứng nhận lưu hành tự do chỉ được cấp phép khi doanh nghiệp yêu cầu hoặc do nước nhập khẩu hàng hóa đề nghị. Bởi đây là một trong những giấy tờ cần thiết khi xuất khẩu hàng hóa. Giấy phép lưu hành tự do được ban hành dựa vào quyết định 10/2010/QĐ-TT

Hồ sơ xin giấy phép lưu hành tự do

– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lưu hành tự do theo mẫu quy định có đầy đủ thông tin như: tên hàng hóa, mã số HS của hàng hóa, giấy chứng nhận tiêu chuẩn của sản phẩm xuất khẩu, số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn, thành phần hàm lượng hợp chất, quốc gia nhập khẩu hàng hóa: 01 bản chính bằng tiếng việt và tiếng anh

Xuất khẩu tinh bột sắn
Đơn đề nghị giấy phép lưu hành tự do

– Giấy đăng ký kinh doanh: 01 bản sao công chứng kèm bản chính để đối chiếu

– Nếu có danh mục các cơ sở sản xuất thì phải cung cấp bao gồm: tên cơ sở, địa chỉ, mặt hàng sản xuất: 01 bản chính

– Bảng tiêu chuẩn công bố với sản phẩm hàng hóa: 01 bản sao công chứng.ng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm chi tiết quy trình xuất khẩu hành sang thị trường nước ngoài .

Giấy chứng nhận Y tế HC

Giấy chứng nhận y tế- Health Certificate được cấp cho sản phẩm tinh bột sắn xuất khẩu hoặc danh mục xuất khẩu khi có yêu cầu. Giấy chứng nhận Y tế được cấp dựa vào thông tư 52/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế.

Hồ sơ cấp giấy chứng nhận Y tế

– Văn bản đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế theo quy định tại phụ lục 08 ban hành kèm thông tư.

– Kết quả kiểm nghiệm của mặt hàng thuộc danh mục xuất khẩu.

– Mẫu sản phẩm xuất khẩu

– Giấy phép kinh doanh chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện kinh doanh, đáp ứng điều kiện về an toàn thực phẩm hoặc giấy phép tiếp nhận bản công bố hợp quy….

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Giấy kiểm dịch thực vật chứng minh hàng hóa không chứa sinh vật có hại, cỏ dại nguy hiểm… Đây là giấy phép thông hành đủ điều kiện để xuất khẩu sang thị trường nước ngoài.

Xuất khẩu tinh bột sắn
Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật

Hồ sơ xin cấp giấy chúng nhận kiểm dịch thực vật.

– Đơn đăng ký kiểm dịch thực vật

– Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên bán và bên mua

– Vận đơn, Invoice, Packing List

– Giấy ủy quyền của doanh nghiệp sản xuất

– Mẫu hàng hóa xuất khẩu cần kiểm dịch.

Hồ sơ xuất khẩu tinh bột sắn

Tinh bột sắn khi xuất khẩu không thuộc danh mục bị cấm xuất khẩu nên doanh nghiệp của cần làm đầy đủ các thủ tục xuất khẩu hàng hóa dựa vào khoản 5 điều 1 của thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).

– Tờ khai hải quan nhập khẩu

– Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)

– Bill of Lading / Air waybill

– Chứng nhận C/O, C/Q

– Các chứng từ khác (nếu có)

Hy vọng với những thông tin mà vncomex đã tổng hợp doanh nghiệp đã có thêm những kiến thức về quá trình xuất khẩu tinh bột sắn.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục