Xuất khẩu bơ| Phân loại những giống bơ phổ biến tại Việt Nam

5/5 - (2 votes)

Trái bơ  là loại quả được ví là siêu thực phẩm nhờ có hàm lượng dinh dưỡng cao được sử dụng với nhiều mục đích như nấu ăn, làm đẹp, chế biến tinh dầu…. Tại Việt Nam có bao nhiêu loại bơ và được trồng phổ biến ở khu vực nào? Quy trình xuất khẩu bơ là như nào? Thông qua bài viết mà vncomex tổng hợp dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc về xuất khẩu bơ này nhé.

Xuất khẩu bơ

Nguồn gốc trái bơ

Cây bơ có nguồn gốc từ Mexico và Trung Mỹ, tới đầu thế kỷ 17 cây bơ đưa đến trồng tại Tây Ban Nha và Jamaica. Năm 1940 khi người Pháp đến Việt Nam đã mang cây bơ đến và trồng lần đầu tiên tại Lâm Đồng. Sau đó bơ Việt Nam được trồng ở các tỉnh miền Đông và Tây Nguyên.

Tuy nhiên chất lượng trái bơ ngon nhất phải nói đến chính là trái xuất khẩu bơ được trồng tại Đăk Lăk nhờ vào điều kiện thổ nhưỡng và thời tiết thuận lợi- do đó đây được coi là thủ phủ trái Bơ của Việt Nam.

Khu vực trồng bơ

Để có được thành phẩm là trái bơ ngon, đạt năng suất cao thì ngoài điều kiện về thổ nhưỡng thì cũng cần phải đáp ứng yêu cầu về khí hậu. Những khu vực trồng và xuất khẩu bơ tiêu biểu trên toàn quốc phải kể đến như:

Xuất khẩu bơ

– Đà lạt: Đây là khu vực thường trồng giống bơ thuộc chủng Mexico bởi khả năng chịu lạnh tốt
– Đức Trọng, Đơn Dương, Bảo Lộc: Khu vực này người dân thường trồng giống bơ Antilles
– Di Linh: Khu vực này người dân thường trồng giống bơ Guatemala
– Đắk Lắk: Với diện tích trồng bơ đạt 2.700 ha hơn 80.000 hộ dân ở đây đều trồng bơ. Sản lượng bơ tại Đăk Lắk đạt 40.000 tấn mỗi năm
– Khu vực miền núi phía Bắc: Sau một thời gian nghiên cứu tìm tòi hiện nay người dân ở khu vực miền núi phía Bắc đã lựa chọn được giống và xuất khẩu bơ phù hợp với thổ nhưỡng và thời tiết nơi đây. Tuy nhiên sản lượng và chất lượng trái bơ được trồng ở miền núi phía Bắc không thể sánh được so với bơ được trồng ở khu vực Tây Nguyên.

>>> Xem thêm: Quy trình xuất khẩu bắp cải?

Phân loại các loại bơ xuất khẩu

Trái bơ không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng cao mà còn mang đến cho người dân lợi nhuận kinh tế cao nhờ mức độ tiêu thụ tại thị trường trong nước mà còn sản lượng xuất khẩu bơ cũng luôn đạt số lượng lớn. Chính vì vậy các loại quả bơ được coi là loại quả chiến lược phát triển ở khu vực Tây Nguyên.

Bơ sáp

Bơ sáp là loại được trồng với số lượng lớn tại Việt Nam. Bơ sáp phù hợp với khí hậu ở khu vực Tây Nguyên. Quả bơ sáp giống hình quả trứng gà, không dài như bơ 034. Khi trái bơ sáp chín sẽ căng mọng vỏ ngoài hơi bóng và sần. Hạt của quả bơ sáp khá to, thịt bơ vàng khi ăn có vị ngọt nhưng không quá gắt.

Bơ 034

Khác với bơ sáp trái bơ 034 có hình dáng thuôn dài từ 27-34 cm. Trọng lượng mỗi quả đạt từ 400-600gr. Khi bơ chín sẽ có vỏ màu xanh, hạt rất nhỏ có quả sẽ không có hạt, thịt bơ vàng và dẻo độ béo cao. Giá thành của bơ 034 so với bơ sáp là khá cao.

Xuất khẩu bơ

Bơ tứ quý

Bơ tứ quý được biết đến với tên gọi khác là bơ trái vụ. Trái bơ tứ quý được trồng khá nhiều ở khu vực Đắk Lắk. Quả bơ tứ quý có hình dáng thuôn dài và to hơn ở phía dưới. Khác với bơ sáp khi chín vỏ của quả bơ tứ quý khá trơn bóng. Hạt bơ khá nhỏ, cơm vàng kèm mùi hương hấp dẫn. Trọng lượng của trái bơ tứ quý đạt 0.5-1.2kg nên thường được lựa chọn để làm quà biếu tặng người quen hoặc đối tác.

Bơ Booth

Cách đây 10 năm bơ Booth được du nhập vào thị trường Việt Nam. Khác với những loại xuất khẩu bơ và khác trên thị trường, vỏ của trái bơ Booth khá dày và cứng. Khi chín cơm vàng dẻo ngậy, đặc biệt không bị xơ đen tỷ lệ hư hỏng khá thấp

Xuất khẩu bơ

Bơ Hass 

Bơ Hass là bơ gì nó chiếm tới 80% sản lượng bơ trên thế giới. Giống bơ Hass có nguồn gốc từ Úc, nhờ có có giống bơ này đã mang đến cho người dân lợi nhuận tới 1 tỷ USD/năm.

Bơ Reed

Bơ Reed là giống bơ mới được trồng thử nghiệm tại Đắk Lắk. Trái bơ Reed có trọng lượng từ 300-500gr. Khi chín vỏ của trái bơ Reed sẽ chuyển từ màu xanh đậm sang màu tím. Thịt của bơ Reed không béo cũng không ngấy. Nếu như những dòng bơ khác cơm có màu vàng thì bơ Reed có màu kem.

Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thủ tục hải quan xuất khẩu cà chua sang thị trường nước ngoài mới nhất

Tiêu chí khi xuất khẩu bơ

Khi xuất khẩu bơ đến thị trường nước ngoài cần lưu ý những điều sau:

– Trái bơ tươi ngon không bị xước vỏ
– Trái bơ không có dấu hiệu bị sâu bệnh
– Trái bơ đảm bảo chất lượng
– Trái bơ được trồng theo tiêu chuẩn Vietgap
– Đạt tiêu chuẩn về thời gian cách ly với thuốc trừ sâu…
– Lựa chọn những trái bơ già, vỏ còn cứng

Cách bảo quản bơ khi xuất khẩu

Khi xuất khẩu bơ cần lưu ý đến quá trình vận chuyển bởi trái bơ rất dễ bị dập.

– Bơ sẽ được đóng gói bằng giấy bảo vệ chuyện dụng
– Sau khi gói giấy vào từng trái bơ sẽ được xếp vào thùng cartoon hoặc thùng xốp để tránh việc bơ bị va đập trong quá trình vận chuyển
– Giấy để gói trái bơ cần có độ mềm xốp nhất định không quá cứng cũng không được quá mềm sẽ khiến trái bơ bị móp méo
– Khi sắp xếp thùng hàng cần đảm bảo điều kiện thông thoáng nhờ đó bơ sẽ dễ dàng quang hợp và chín đều không bị hư hỏng
– Xếp hàng cẩn thận tránh để chèn ép

Hy vọng thông qua bài viết mà vncomex đã chia sẻ bạn đã có thêm những kiến thức về việc xuất khẩu bơ. Nếu bạn có thêm thắc mắc về trái cây xuất khẩu bơ hãy để lại câu hỏi chúng tôi sẵn lòng giải đáp!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục