Tiềm năng xuất khẩu quần của Việt Nam những năm gần đây

5/5 - (1 vote)

     Quần là một trong những vật dụng vô cùng quan trọng và thiết yếu trong cuộc sống hiện nay. Những năm gần đây nhờ vào giá nhân công rẻ, chất lượng sản phẩm tốt nên Việt Nam đã và đang dần trở thành “nhà sản xuất quần áo” lớn nhất thế giới. Nhiều doanh nghiệp nắm rõ được tiềm năng của mặt hàng này nên sản lượng xuất khẩu qua thị trường nước ngoài để thu về nguồn ngoại tệ lớn. Hãy cùng Vncomex tham khảo quy trình, quy định về việc xuất khẩu quần thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tiềm năng xuất khẩu quần của Việt nam

Theo thống kê của Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO trong năm 2020 Việt Nam nỗ lực vượt qua Bangladesh để trở thành quốc gia có sản lượng hàng may mặc lớn thứ 2 trên thế giới với giá trị khoảng 29 tỷ USD. Theo kết quả đạt được Việt Nam đang là quốc gia chỉ đứng sau Trung Quốc với các mặt hàng may mặc trên toàn thế giới. Nếu như trong năm 2010 thị phần các mặt hàng ” Made in Viet Nam” chỉ chiếm 2,9% thì tới nay đã lên 6,4%

xuất khẩu quần
Công nhân đang may quần

Đây chính là tiền đề cho thấy tiềm năng xuất khẩu quần của Việt Nam đang dần vươn xa ra toàn thế giới, đến được với các thị trường khó tính và quy định khắt khe như: Châu Âu, Mỹ, EU, Nhật….

>>> Xem thêm : Xuất khẩu jeans cần những thủ tục gì ?

Giấy phép xuất khẩu quần

Theo nghị định số 187/2013/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành vào ngày 20/11/2013 có quy định về việc xuất khẩu quần. Do đó quần không phải mặt hàng bị cấm xuất khẩu hoặc hạn chế xuất khẩu. Do đó doanh nghiệp có thể làm thủ tục xuất khẩu quần theo các thủ tục thông thường

Về địa điểm, thủ tục hải quan xuất khẩu quần

Địa điểm làm thủ tục hải quan xuất khẩu quần được quy định tại Điều 17 Luật Hải quan (đã được sửa đổi, bổ sung) như sau:

“Địa điểm làm thủ tục hải quan là trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu, trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu .Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.” Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tổng quan xuất khẩu giầy ở Việt Nam.

Đối tượng nào được quyền xuất khẩu quần

Theo quy định tại điều 14 Nghị định 187/2013/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 20/11/2013 có quy định rõ ràng về quyền kinh doanh xuất khẩu và nhập khẩu.

“Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân):

Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.

Chi nhánh thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa theo ủy quyền của thương nhân.”

xuất khẩu quần
Việt Nam đang đứng thứ 2 trên thế giới về sản lượng xuất khẩu quần

Thủ tục xuất khẩu quần áo

– Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2013/TT-BCT ngày 22/04/2013 của Bộ Công thương quy định:

“Điều 3. Thực hiện quyền xuất khẩu

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp phép quyền xuất khẩu, được mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu ra nước ngoài, bao gồm hàng hóa do doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp khác nhập khẩu vào Việt Nam đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và nghĩa vụ tài chính khác, theo các điều kiện sau:

a) Hàng hóa xuất khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, danh mục hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, danh mục hàng hóa không được quyền xuất khẩu theo cam kết quốc tế;

>>> Tham khảo : Xuất khẩu bít tất cần những quy trình và thủ tục gì ?

b) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật;

c) Hàng hóa xuất khẩu thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo lộ trình trong các cam kết quốc tế, doanh nghiệp phải thực hiện theo lộ trình cam kết;

d) Mặt hàng xuất khẩu phải phù hợp với nội dung quyền xuất khẩu doanh nghiệp đã được cấp phép thực hiện”.

xuất khẩu quần
Những lưu ý khi xuất khẩu quần sang thị trường nước ngoài

Hồ sơ hải quan

Doanh nghiệp khi xuất khẩu quần cần chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ sau:

– Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of original)

– Hợp đồng thương mại (Sales contract)

– Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)

– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List)

– Vận đơn (Bill of lading)

Giấy chứng nhận xuất xứ

Quần áo trang phục là những mặt hàng thiết yếu được nhà nước khuyến khích xuất khẩu nên việc xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ không hề quá khó. Ngoài ra quy trình cập nhật xuất khẩu quần áo bảo hộ lao động cũng cần được quan tâm bởi nó sẽ giúp bạn biết thêm thông tin cũng như tạo điều kiện xuất khẩu một cách thuận lợi.  Để có thể nhận được giấy chứng nhận xuất xứ doanh nghiệp cần chuẩn bị:

– Đơn đăng ký giấy chứng nhận xuất xứ theo mẫu có sẵn
– Hóa đơn thương mại
– Quy trình sản xuất mặt hàng quần.
– Định mức nguyên liệu sản xuất
– Tờ khai hải quan nhập khẩu nguyên liệu hoặc hóa đơn mua bán nguyên liệu.

Trên đây là những thông tin về xuất khẩu quầnVncomex muốn cung cấp cho doanh nghiệp và quý bạn đọc. Hy vọng các doanh nghiệp sẽ làm thủ tục thuận lợi, vận chuyển nhanh chóng ra các thị trường, dần vươn lên trở thành quốc gia có sản lượng xuất khẩu quần lớn nhất thế giới.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục