Chi tiết thủ tục khi xuất khẩu sả tươi sang thị trường nước ngoài

5/5 - (1 vote)

   Nhờ đẩy mạnh giao thương kinh tế giữa Việt Nam với các quốc gia trên thế giới nên việc xuất khẩu nông sản cũng gặt hái được khá nhiều thành công thu về nguồn ngoại tệ dồi dào. Xuất khẩu sả đã đang đạt được rất nhiều kỳ vọng cao trong nông nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên khi xuất khẩu sả sang thị trường nước ngoài nhiều doanh nghiệp vẫn đang loay hoay về những quy định và thủ tục xuất nhập khẩu dẫn tới việc giảm đi lợi nhuận kinh tế và mất khá nhiều thời gian. Bài viết này Vncomex sẽ giúp doanh nghiệp giải đáp những vướng mắc trong việc xuất khẩu sả trong bài viết này nhé!

Xuất khẩu sả
Sả được dùng làm tinh dầu

Tổng quan về củ sả

Củ sả là loài cây sống khá lâu khi phát triển sẽ có chiều cao trung bình từ 0.8- 1m. Lá của cây sả giống như lá lúa về hình dạng và chiều dài, hai bên lá giáp nhám và có mùi thơm khá dễ chịu. Củ sả có màu tím hoặc trắng dựa vào giống sả. Cây sả thường rất dễ trồng vì có khả năng thích nghi với rất nhiều loại đất từ đất màu mỡ, đất cao nguyên, đất đỏ, cho đến đất đá cằn cỗi. Bộ rễ của cây sả có khả năng giữ nước và hút nước tốt nên còn có tác dụng chống xói mòn và rửa trôi nước rất hiệu quả.

Xuất khẩu sả

Sả ngoài việc sử dụng như một loại gia vị trong nấu ăn còn được sử dụng để làm tinh dầu. Trong củ sả chứa thành phần chính là citral, tinh dầu ở lá sả thường rất dễ bay hơi vì chỉ chứa: 0,4-0,8%. Tinh dầu trong thân sả chứa 75-85%.

     >>> Xem thêm :Thủ tục xuất khẩu ớt tươi ? 

Thủ tục hải quan khi xuất khẩu sả

Khi xuất khẩu sả doanh nghiệp cần nắm rõ những quy định văn bản xuất khẩu, mã HS, thủ tục hải quan, giấy tờ… như sau:

Văn bản quy định

Khi xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa sẽ được quy định dựa vào những văn bản sau:

+ Thông tư 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành

+ Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung một số điều tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính Quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành

+ Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-BTC ngày 06/09/2018 của Bộ Tài chính về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hợp nhất hai Thông tư số 38/2015/TT-BTC và 39/2018/TT-BTC kể trên.

Mã HS khi xuất khẩu sả

Cây sả khi xuất khẩu đến nhiều nước trên thế giới sẽ có 1 mã HS riêng đó là: 12119099. Theo quy định của Cục Hải Quan cây sả khi xuất khẩu sẽ không phải chịu thuế xuất khẩu cũng như thuế VAT.

Xuất khẩu sả
Trồng sả còn có tác dụng chống xói mòn đất

Chứng từ khai báo hải quan

Hàng hóa trước khi đóng gói xuất khẩu doanh nghiệp cần chuẩn bị chứng từ xuất khẩu bao gồm

– Hóa đơn thương mại -Invoice: Trong hóa đơn thương mại này sẽ có đầy đủ thông tin của người mua và người bán, giá thành sản phẩm, số hóa đơn, ngày ghi hóa đơn, mô tả chi tiết hàng hóa, phương thức thanh toán( thanh toán theo T/T, thanh toán theo L/C hay thanh toán bằng phương thức khác)…
– Phiếu đóng gói hàng hóa- Packing List: Trong phiếu đóng gói sẽ phải có đầy đủ thông tin người mua và người bán, cách đóng gói, trọng lượng tối thiểu và tối đa mỗi kiện hàng, tổng trọng lượng lô hàng, kích thước kiện hàng, số hóa đơn trùng với hóa đơn thương mai, ngày đóng gói….
– Vận đơn hàng hóa- Bill Of Lading : Vận đơn là chứng từ vô cùng quan trọng, xác nhận giữa người gửi hàng với bên vận tải, giữa người gửi hàng với người nhận hàng. Vận đơn cũng được ví như một hợp đồng chuyên chở, bằng chứng giao dịch giữa các bên…

Xuất khẩu sả
Hồ sơ hải quan khi xuất khẩu sả

– Hợp đồng thương mại- Sales Contract: chính là hợp đồng thỏa thuận đồng ý điều kiện giữa người mua và người bán. Theo quy định người bán sẽ phải cung cấp hàng hóa và cung cấp giấy tờ liên quan, bên mua sẽ thanh toán tiền hàng trước hoặc sau khi nhận hàng dựa vào thỏa thuận ban đầu
– Kiểm dịch thực vật- Phytosanitary Certificate: Nhờ có việc kiểm dịch thực vật sẽ giúp ngăn ngừa cỏ dại, sâu bệnh nguy hiểm tồn tại trên mặt hàng trước khi xuất khẩu hàng hóa sang nước nhập khẩu. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm thủ tục xuất khẩu sầu riêng.

Lưu ý khi xuất khẩu sả

– Trước khi xuất khẩu sả tươi sang thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần phải kiểm tra đầy đủ thông tin về nước chuẩn bị nhập khẩu sả. Kiểm tra mặt hàng sả có nằm trong danh sách cần phải xin phép giấy phép xuất khẩu hay không?

– Tránh trường hợp bị nhầm lẫn hàng hóa trong quá trình xuất khẩu, doanh nghiệp nên dán shipping mark ở bên ngoài các kiện hàng để dễ dàng tìm kiếm hàng hóa cũng như bị thất lạc gây ảnh hưởng về kinh tế

– Xác nhận lại với bên nhập khẩu để đáp ứng đầy đủ giấy tờ, chứng từ xuất khẩu sả liên quan để việc thông quan hàng hóa diễn ra nhanh chóng và thuận lợi hơn.

Hy vọng thông qua bài viết mà Vncomex vừa tổng hợp doanh nghiệp có thể tham khảo thêm về quy trình xuất khẩu sả cũng như cập nhập thêm kiến thức hồ sơ xuất nhập khẩu. Để thuận tiện hơn trong quá trình làm việc hãy liên lạc với chúng tôi theo số Hotline : 02462828283 để được hỗ trợ nhanh nhất và hoàn toàn Miễn Phí.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục