Quy trình thủ tục xuất khẩu gạo cập nhật năm 2024

5/5 - (1 vote)

Việt Nam được biết đến là đất nước nông nghiệp luôn dẫn đầu với sản lượng lúa gạo cao không chỉ tại các quốc gia Đông Nam Á mà còn trên Thế Giới với sản lượng xuất khẩu gạo luôn nằm top đầu. Theo các chuyên gia đánh giá trong những năm tới Việt Nam có thể dễ dàng vượt qua Thái Lan về sản lượng gạo xuất khẩu và trở thành quốc gia có sản lượng gạo xuất khẩu đứng thứ 2 toàn thế giới. Chính vì vậy nên nhà nước không ngừng khuyến khích các doanh nghiệp tập trung vào việc xuất khẩu gạo. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những quy định khá chặt chẽ về việc xuất khẩu gạo. Vậy quy định về việc xuất khẩu gạo là gì? Để xuất khẩu gạo doanh nghiệp cần đáp ứng những tiêu chí nào? Hãy cùng vncomex tìm hiểu chi tiết thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

Điều kiện để xuất khẩu gạo

Dựa theo nghị định số 107/2018/NĐ-CP được ban hành vào ngày 15/8/2018 doanh nghiệp khi xuất khẩu gạo cần phải đáp ứng những tiêu chí cụ thể dưới đây:

Xuất khẩu gạo
Những quy định khi xuất khẩu gạo

– Phải có 1 kho chuyên dụng để chứa gạo hoặc thóc xuất khẩu đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc gạo
– Phải có ít nhất 1 cơ sở xay xát hoặc địa điểm chế biến thóc hoặc gạo xuất khẩu phù hợp với tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa hàng và cơ sở xay xát chế biến thóc hoặc gạo xuất khẩu.
– Kho chứa, hoặc cơ sở địa điểm xay xát gạo hoặc thóc xuất khẩu phải thuộc quyền sở hữu, hoặc thuê của cá nhân tổ chức có hợp đồng thuê theo quy định của pháp luật với thời gian thuê tối thiểu là 05 năm.

>>> Xem thêm : Thủ tục xuất khẩu hạt tiêu ?

Văn bản quy định pháp lý về việc xuất khẩu gạo

Để xuất khẩu gạo sang thị trường nước ngoài doanh nghiệp cần dựa vào các quy định cụ thể của các văn bản do nhà nước ban hành như:

– Luật Thương mại được ban hành năm 2005.
– Luật Quản lý ngoại thương được ban hành năm 2017.
– Nghị định 107/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.
– Văn bản hợp nhất số 05/VBHN-BCT Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 107/2018/NĐ-CP được ban hành ngày 15/08/2018 của Chính phủ xuất khẩu gạo.
– Các văn bản pháp luật liên quan đến việc xuất khẩu hàng hóa.

Mã số HS khi xuất khẩu gạo

Doanh nghiệp khi xuất khẩu gạo cần tra mã số HS của gạo có thể tham khảo bảng dưới đây.

Mô tả hàng hóa Mã số HS
Lúa gạo 10.06
Thóc 1006.10
Để gieo trồng 1006.10.10
Gạo lứt 1006.20
Gạo Hom Mali 1006.20.10
Gạo đã xát toàn bộ hoặc sơ bộ, đã hoặc chưa được đánh bóng hoặc hồ 1006.30
Gạo nếp 1006.30.30
Gạo Hom Mali 1006.30.40
Gạo đồ 1006.30.91

Biểu thuế xuất khẩu năm 2019 có quy định thuế xuất với mặt hàng gạo khi xuất khẩu là 0%.

Quy trình thủ tục hải quan cần làm khi xuất khẩu gạo

Để đảm bảo việc xuất khẩu gạo diễn ra thuận lợi doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:

Hồ sơ khai báo hải quan khi xuất khẩu gạo.

– Tờ khai hải quan: Dựa theo quy định khoản 2 điều 25 của Nghị định số 08/2015/NĐ-CP. Doanh nghiệp thực hiện việc khai báo trên tờ khai hải quan và nộp 2 bản chính tờ khai xuất khẩu dựa vào mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 39/2018/TT-BTC

Xuất khẩu gạo
Việt Nam là quốc gia đứng thứ 2 về sản lượng xuất khẩu gạo

– Hóa đơn thương mại, giấy tờ có giá trị tương đương. Nếu người mua phải thanh toán cho người bán cần phải có 1 bản chụp.
– Giấy phép xuất khẩu hàng hóa, hoặc văn bản cho phép doanh nghiệp đó được xuất khẩu do cơ quan có thẩm quyền quy định về quản lý ngoại thương đối với hàng hóa xuất khẩu thuộc diện quản lý theo giấy phép. Doanh nghiệp nếu chỉ xuất khẩu 1 lần thì cần có 1 bản chính. Doanh nghiệp xuất khẩu nhiều lần thì cần có 1 bản chính khi xuất khẩu lần đầu.
– Giấy thông báo không cần kiểm tra hoặc văn bản thông báo kết quả kiểm tra, chứng từ khác theo quy định của pháp luật về quản lý, kiểm tra chuyên ngành hàng hóa xuất khẩu: 01 bản chính
– Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa: 01 bản chụp khi làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa lần đầu.
– Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp nếu doanh nghiệp ủy thác hàng hóa cần có giấy phép được xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành, chứng từ chứng minh đủ điều kiện xuất khẩu theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người được ủy thác sử dụng giấy phép hoặc giấy tờ, văn bản được xác nhận của người giao ủy thác. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm chi tiết thủ tục, chứng từ hải quan khi xuất khẩu đậu nành.

Doanh nghiệp khai báo hải quan có trách nhiệm gì?

– Khai báo và nộp tờ khai hải quan, nộp giấy tờ hoặc xuất trình giấy tờ, văn bản chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật hải quan 2014
– Hàng hóa và phương tiện vận tải phải được đưa đến địa điểm quy định trước để kiểm tra hàng hóa và phương tiện vận tải có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hay không
– Nộp đầy đủ thuế phí theo quy định và thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật ban hành

Đơn vị hải quan và cơ quan hải quan sẽ có trách nhiệm gì?

– Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan của doanh nghiệp xuất khẩu gạo
– Kiểm tra hồ sơ hải quan có đầy đủ và chính xác hay không?
– Kiểm tra hàng hóa, phương tiện vận tải có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu.
– Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của nhà nước
– Đưa ra quyết định thông quan hàng hóa, xác nhận doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu hàng hóa, hoàn thành đầy đủ thủ tục hải quan.

Xuất khẩu gạo
Hy vọng với bài viết mà vncomex đã tổng hợp doanh nghiệp đã có thêm những kiến thức về việc xuất khẩu gạo. Nếu doanh nghiệp có bất kỳ câu hỏi về việc xuất khẩu gạo hoặc xuất khẩu nông sản hãy để lại lời nhắn chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp NHANH CHÓNG – CHÍNH XÁC.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục