Cập nhật quy trình xuất khẩu xi măng mới nhất năm 2022

5/5 - (1 vote)

    Theo Bộ Xây Dựng trong 2 năm gần đây do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nên sản lượng xi măng tiêu thụ ở thị trường nội địa có xu hướng giảm mạnh. Đứng trước tình hình khó khăn do đại dịch Covid 19 các doanh nghiệp sản xuất xi măng đã và đang dần chuyển hướng tiêu thụ mặt hàng này qua kênh xuất khẩu. Nhờ đó mà sản lượng xi măng có xu hướng tăng đột biến mang lại nguồn lợi kinh tế cao cho doanh nghiệp và cho nhà nước. Tuy nhiên trong quá trình xuất khẩu xi măng nhiều doanh nghiệp mới còn gặp khá nhiều khó khăn về thủ tục xuất khẩu cũng như hồ sơ cần thiết. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa Vncomex sẽ giải đáp cho quý độc giả về thủ tục xuất khẩu xi măng mới nhất năm 2022

Xi măng là gì?

Xi măng có tên tiếng anh là hydraulic cement. Xi măng là hợp chất kết dính nước tồn tại dưới dạng mịn, xi măng khi gặp nước sẽ tạo thành chất dẻo có khả năng đóng rắn nhờ phản ứng hóa lý. Xi măng thường được sử dụng trong xây dựng.

xuất khẩu xi măng
Xi măng là gì?

Có được xuất khẩu xi măng không?

Theo khoản 1 Điều 3 của nghị định 09/2021/NĐ-CP về quản lý vật liệu xây dựng có quy định “vật liệu xây dựng là sản phẩm, hàng hóa được sử dụng để tạo nên công trình xây dựng, trừ các trang thiết bị điện và thiết bị công nghệ”. Theo nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về điều kiện xuất khẩu xi măng thì đây không phải mặt hàng thuộc danh mục hàng hóa bị cấm xuất khẩu. Do đó doanh nghiệp có thể xuất khẩu xi măng bình thường. Xi măng cũng không thuộc danh mục hàng hóa xuất khẩu theo giấy phép và điều kiện. Bởi vậy doanh nghiệp khi xuất khẩu xi măng sẽ không cần xin giấy phép xuất khẩu mà chỉ cần thực hiện theo các quy định xuất khẩu hàng hóa của nhà nước theo điều 4 của thông tư Thông tư số 05/2019/TT-BXD về quản lý ngoại thương.

>>> Xem thêm :Cập nhật thủ tục xuất khẩu đá xây dựng ?

Tiềm năng xuất khẩu xi măng

Trong năm 2020 sản lượng xuất khẩu xi măng sang thị trường nước ngoài đạt 38 triệu tấn thu về 1,46 tỷ USD tăng trưởng 2% so với cùng kỳ năm 2019. Tới năm 2021 sản lượng xi măng xuất khẩu đạt 45 triệu tấn, trị giá gần 1,8 tỷ USD, giá trị xuất khẩu xi măng trung bình 39 USD/ tấn.

xuất khẩu xi măng
Năm 2021 sản lượng xi măng xuất khẩu đạt 45 triệu tấn

Trung Quốc là thị trường tiềm năng của Việt Nam khi chỉ trong tháng 12 sản lượng xi măng xuất khẩu sang thị trường này chiếm 2,27 triệu tấn mang về 79,9 triệu USD. Tổng sản lượng xi măng xuất khẩu sang thị trường này đạt 22,2 triệu tán, trị giá hơn 759,4 triệu USD chiếm hơn 57% về số lượng và hơn 53% tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu xi măng của Việt Nam. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm cập nhật quy trình và thủ tục xuất khẩu gạch mới nhất ?

Mã HS của xi măng khi xuất khẩu

Mô tả mặt hàng Mã số HS
Xi măng Porland, xi măng trắng, đã hoặc chưa pha màu nhân tạo 25232100
Xi măng màu 25232910
Xi măng nhôm 25233000
Xi măng chịu nước 25239000

Quy trình xuất khẩu xi măng

 

Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu xi măng chuẩn bị hồ sơ hải quan

– Tờ khai hải quan theo quy định mẫu 02 tại phụ lục ban hành kèm thông tư Thông tư 39/2018/TT-BTC. Nếu doanh nghiệp khai báo tờ khai giấy cần phải nộp 02 bản chính tờ khai theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 39/2018/TT-BTC

– Hóa đơn thương mại hoặc chứng từ có giá trị tương đương: 01 bản chụp

– Chứng từ, giấy tờ chứng minh tổ chức, doanh nghiệp đạt điều kiện xuất khẩu xi măng: 01 bản chụp

– Hợp đồng ủy thác chứng minh tổ chức, doanh nghiệp đạt điều kiện xuất khẩu xi măng

xuất khẩu xi măng
Hồ sơ khi xuất khẩu xi măng gồm những gì?

Bước 2: Khai báo thông tin

Doanh nghiệp sau khi đã chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ sẽ tiến hành khai báo thông tin và đăng ký với cơ quan hải quan về việc xuất khẩu hàng hóa

Bước 3: Cơ quan hải quan kiểm tra tờ khai

Sau khi cơ quan hải quan đã nhận được thông tin khai báo của doanh nghiệp xuất khẩu xi măng sẽ tiến hành kiểm tra theo các quy định hiện hành. Nếu hồ sơ hải quan của doanh nghiệp không đáp ứng những quy định của pháp luật sẽ được phản hồi bằng văn bản nêu rõ lý do.

 >>> Xem thêm : Cập nhật hồ sơ cần thiết khi xuất khẩu cát ?

Bước 4: Phân luồng tờ khai

Nếu doanh nghiệp khai báo hải quan bằng tờ khai điện tử, tổng cục Hải Quan sẽ đưa ra quyết định phân luồng tờ khai và thông báo trên hệ thống theo quy định:

– Luồng 1: Chấp nhận thông tin khi doanh nghiệp khai báo hải quan

– Luồng 2: Kiểm tra chứng từ, giấy tờ do người khai báo hải quan nộp

– Luồng 3: Kiểm tra thực tế hàng hóa sẽ xuất khẩu cùng chứng từ do người khai báo hải quan nộp.

xuất khẩu xi măng
Nhà máy sản xuất xi măng Bỉm Sơn Thanh Hóa

Bước 5: Thông quan hàng hóa

Cơ quan hải quan sẽ có nhiệm vụ kiểm tra chi tiết hàng hóa thực tê, bộ hồ sơ hải quan. Thông qua đó cơ quan hải quan sẽ đưa ra quyết định thông quan mặt hàng xi măng nếu doanh nghiệp đáp ứng đầy đủ các điều kiện. Từ đó doanh nghiệp đã hoàn thành xong thủ tục xuất khẩu xi măng.

Hy vọng thông qua bài viết về quy trình xuất khẩu xi măngVncomex vừa tổng hợp phía trên sẽ giúp ích rất nhiều trong kế hoạch sản xuất. Thông qua đó doanh nghiệp sẽ có định hướng rõ ràng về việc xuất khẩu cũng như chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xuất khẩu tránh lãng phí thời gian và công sức. Hãy để lại câu hỏi nếu bạn đang gặp bất kỳ khó khăn trong việc chuẩn bị giấy tờ, chứng từ, hồ sơ và thủ tục xuất khẩu hàng hóa sang thị trường nước ngoài nhé. Chúng tôi sẽ hỗ trợ hoàn toàn Miễn Phí!

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục