Quy trình thủ tục xuất khẩu ổi cập nhật năm 2024

5/5 - (1 vote)

   Ổi là loại hoa quả không hề xa lạ đối với người dân Việt Nam bởi mùi hương và hương vị cùng giá trị dinh dưỡng rất cao. Nhận thấy tiềm năng của trái ổi nên nhiều doanh nghiệp đang dần chuyển hướng đưa trái ổi ra thị trường nước ngoài. Tuy nhiên đây cũng là trái cây mới được xuất khẩu sang thị trường nước ngoài nên các doanh nghiệp xuất khẩu ổi còn gặp khá nhiều bỡ ngỡ trong việc chuẩn bị hồ sơ giấy tờ thủ tục hải quan. Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu vncomex sẽ giải đáp quy trình xuất khẩu ổi trong bài viết dưới đây nhé!

xuất khẩu ổi
Mã số HS của ổi khi xuất khẩu là bao nhiêu?

Tổng quan về trái ổi

Ổi có nguồn gốc ở khu vực nhiệt đới Châu Mỹ- Brazil và có khả năng sinh trưởng phát triển tốt ở những vùng khí hậu ẩm. Cây ổi trưởng thành có chiều cao từ 3-5m thân màu nâu vàng, trơn bóng. Trái ổi có nhiều hình dáng khác nhau chủ yếu giống hình quả lê, quả trứng hoặc hình cầu. Tùy từng giống ổi sẽ có vị chua, ngọt hoặc mùi khác nhau. Ổi có thể dùng để ăn trực tiếp, hoặc làm mứt hay làm nước ép.

Các giống ổi trồng phổ biến ở Việt Nam

  • Ổi lê đài loan
  • Ổi Đông Dư
  • Ổi không hạt
  • Ổi ruột đỏ ruby
  • Ổi xá lị
  • Ổi nữ hoàng
  • Ổi Bo
  • Ổi tím Malaysia

Mã số HS và thuế xuất của trái ổi

  • Mã số HS của trái ổi là: 08045010
  • Thuế xuất khẩu của trái ổi : 0%
  • Thuế VAT của trái ổi: 0%

Quy trình xuất khẩu ổi sang thị trường nước ngoài

Bước 1: Kiểm tra ổi có được phép nhập khẩu vào quốc gia nhập khẩu hay không

Doanh nghiệp trước khi làm thủ tục xuất khẩu ổi cần phải kiểm tra mặt hàng ổi có được chấp nhận tại thị trường đó hay không. Doanh nghiệp có thể hỏi trực tiếp đối tác nhập khẩu ổi hoặc có thể hỏi cơ quan hải quan về vấn đề này. Khi doanh nghiệp kiểm tra sẽ giúp lựa chọn được thị trường nhập khẩu hàng phù hợp cũng như tiết kiệm được thời gian và chi phí.

>>> Xem thêm : Xuất khẩu quế – sang thị trường châu Âu ?

Bước 2: Thủ tục xuất khẩu ổi và kiểm dịch

Khi làm thủ tục xuất khẩu ổi doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện những thủ tục dưới đây:

– Chiếu xạ ổi
– Ổi được kiểm dịch thực vật và có giấy chứng nhận
– Giấy chứng nhận ổi được trồng và thu hoạch ở vùng nguyên liệu đạt chuẩn
– Ổi đảm bảo những quy định về chất lượng như: dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ngoại hình không sâu bệnh dập nát…
– Ổi đảm bảo tiêu chuẩn đóng gói.

xuất khẩu ổi
Những lưu ý khi xuất khẩu ổi

Bước 3: Chuẩn bị giấy tờ cần thiết để tiến hành làm thủ tục xuất khẩu ổi

Khi thực hiện thủ tục xuất khẩu ổi thì hồ sơ hải quan mà doanh nghiệp cần chuẩn bị các giấy tờ sau (theo Khoản 5 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC)

– Hóa đơn bán hàng (Bill);

– Hóa đơn đỏ (Invoice);

– Danh sách hàng (Packing list);

– Giấy chứng nhận chất lượng (CERTIFICATE OF QUALITY / QUALITY);

– Giấy chứng nhận nguồn gốc (PHYTOSANITARY);

– Giấy chứng nhận hun trùng (FUMIGATION);

– Hợp đồng xuất khẩu nông sản với đối tác nước ngoài

xuất khẩu ổi
Hàm lượng vitamin C có trong quả ổi rất lớn

Những giấy tờ vừa liệt kê ở trên phải được chi cục thực vật vùng 1,2,3,4,5 cấp phép. Doanh nghiệp khi xuất khẩu ổi lần đầu sẽ có cán bộ của chi cục đến để lấy mẫu và thực hiện các bước kiểm tra nghiêm ngặt.

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp đã xuất khẩu ổi nhiều lần thì chỉ cần mang mẫu ổi lên nộp cùng giấy tờ để đăng ký kiểm dịch. Sau đó doanh nghiệp thực hiện đóng lệ phí kiểm dịch theo quy định chung.

Bước 4: Chuẩn bị giao hàng ổi xuất khẩu

Để chuẩn bị giao hàng ổi xuất khẩu thì công ty phải dựa theo kế hoạch sản xuất, thời gian đơn vị vận chuyển đi – đến tại cảng, đóng gói su hào vào các container và chuẩn bị sẵn sàng cho việc khai báo hải quan.

Bước 5: Khai báo hải quan về mặt hàng ổi xuất khẩu

Để rút ngắn thời gian chờ đợi của doanh nghiệp xuất khẩu nên cơ quan hải quan hiện nay đã chuyển đổi việc khai báo hải quan trực tiếp sang khai báo điện tử. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tìm hiểu thêm tìm hiểu về xuất khẩu ca cao và các thủ tục ?

Bước 6: Thông quan

xuất khẩu ổi
Giống ổi ruột đỏ

Quy trình thu hoạch và bảo quản ổi xuất khẩu

– Ổi thu hoạch vào thời gian sáng sớm hoặc lúc chiều mát. Không để ổi tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời và mặt đất
– Sau khi thu hoạch sẽ gỡ bỏ nilon, loại bỏ quả bị dập nát, hư hỏng, sâu bênh, hình dáng không tròn đều. Chỉ chọn lựa những quả đồng đều về kích thước còn tươi mới..
– Sau khi phân loại ổi sẽ được xử lý sơ bộ rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ bụi bẩn, tạp chất bám trên vỏ quả ổi. Cắt ngắn cuống ổi chỉ để lại 1-2cm để tránh gây tổn thương những trái khác trong quá trình di chuyển hoặc bảo quản
– Để ráo ổi bằng phương pháp tự nhiên
– Đóng gói ổi vào bao xốp, hoặc giấy chuyên dụng
– Đóng gói số lượng ổi vào thùng carton có lỗ thông gió theo thỏa thuận với đối tác nhập khẩu ổi
– Bảo quản ổi ở nhiệt độ 15 ± 10C, 80 ± 5% RH đối với thị trường xuất khẩu ổi xa. Tuy nhiên nếu thị trường tiêu thụ ổi ở gần sẽ được bảo quản ở nhiệt độ phòng 30 ± 20C, 80 ± 5% RH

Hy vọng với những quy trình và thủ tục xuất khẩu ổivncomex vừa chia sẻ sẽ giúp doanh nghiệp có thêm định hướng và kế hoạch trong việc sản xuất và xuất khẩu ổi tốt hơn.

Mới nhất

Bạn muốn tìm kiếm đối tác?

    Bài viết cùng chuyên mục